TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ - NGHỆ THUẬT ĐỈNH CAO TRONG HÌNH ẢNH MẶT TRỐNG ĐỒNG CỦA NỀN VĂN HÓA ĐÔNG SƠN CỔ ĐẠI
Là biểu tượng của tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, trống đồng Đông Sơn không chỉ mang tính nghệ thuật cao chứa đựng thông điệp lịch sử dân tộc mà còn đang dần trở thành một bảo vật dùng trưng bày phong thủy trong nhà hay món quà tặng ý nghĩa.
Nguồn gốc trống đồng Đông Sơn và hành trình lịch sử khám phá trống đồng
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Trong văn hóa Đông Sơn, trống đồng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt xã hội của người Việt cổ. Về cơ bản thì trống là một nhạc khí dùng trong những lễ tiết lớn của cả cộng đồng. Trống đồng còn được dùng trong lễ mai táng chôn theo người chết, trong lễ hội cầu mùa và là biểu tượng quyền lực của tầng lớp thống trị thời kỳ Hùng Vương dựng nước (Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng).
Lịch sử trống đồng Đông Sơn:
Năm 1924 lần đầu tiên trống đồng Đông Sơn được tìm thấy tại di chỉ khu văn hoá Đông Sơn tại Thanh Hoá (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa): quả trống này do ông Nguyễn Văn Nắm một ngư dân làng Ðông Sơn phát hiện cùng một số đồ đồng khác bên bờ sông Mã sau một trận mưa to. Chiếc trống đồng đầu tiên ấy được đưa về Hà Nội. Một nền văn hóa, một thời kỳ lịch sử Việt Nam được thế giới biết đến với tên gọi Đông Sơn ra đời từ đấy.
Hình ảnh trống đồng Đông Sơn
Đến nay, số trống đồng được phát hiện gần 1.000 trống lớn nhỏ, không kể những trống vỡ nát trên những địa bàn thuộc phạm vi nền văn hóa Đông Sơn (miền Bắc Trung Bộ và châu thổ sông Hồng: lào Cai, yên bái, nghệ an …), và chúng còn được tìm thấy ở một số tỉnh khác như Thừa Thiên-Huế, Gia Lai-Kontum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Vũng Tàu, Kiên Giang. Trống đồng Đông Sơn cũng được phát hiện ở Miền Nam Trung Hoa, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Hiện nay, trống đồng cổ còn thấy ở nước Mỹ (Nam California) do cách di chuyển nào đó.
Trước đó vào khoảng năm 1893 – 1894 dưới độ sâu 2 mét của bãi cát bồi khi các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người khác đắp đê Trần Thủy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam) đã phát hiện trống đồng Ngọc Lũ. Các ông đem về cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng. Sau này qua quá trình nghiên cứu và kết nối các dữ kiện lịch sử đã chứng minh được trống đồng Ngọc Lũ là loại trống thuộc nền văn hóa Đông Sơn đẹp và tiêu biểu nhất.
Hình ảnh trống đồng Đông Sơn – Miêu tả hoa văn họa tiết của trống đồng Đông Sơn:
Trống đồng Đông Sơn gồm 3 bộ phận chính: Tang trống nở phình (bao gồm mặt trống), thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi.
Hình ảnh mặt trống: nổi bật bật là hình ảnh ngôi sao ở trung tâm. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ ∫ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền và cả những hoạt động hàng ngày của nhân dân thời đó.
Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.
Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.
Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là “lễ khánh thành trống đồng”, “lễ chiêu hồn”, “đám tang” hoặc “lễ cầu mùa”…
Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
Hình ảnh thân và đế chống: Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Đế trống trơn và hơi choãi
Hình ảnh quai trống: có dạng dây thừng bện, kết nối giữa tang trống và thân trống
Các hoạt cảnh sinh hoạt và lao động trong hoa văn trống đồng chính là thông điệp diễn tả bức tranh lịch sử của nền nông nghiệp cổ đại, nền văn hóa Đông Sơn
Hình ảnh trống Đồng Ngọc Lũ - đỉnh cao nghệ thuật của nền văn hóa Đông Sơn:
Trống đồng Ngọc Lũ loại trống tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2.500 năm cách ngày nay, được xếp vào loại H1 – Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger – người Áo – vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng giữ vai trò ấy.
Trống cổ có patin màu xanh ngả xám, đường kính mặt 79,3cm, cao 63cm, nặng 86kg, thuộc loại kích thước lớn. Mặt trống đúc liền chờm ra khỏi tang.
Tang trống nở phình, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi. Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống.
Hình ảnh mặt trống đồng Ngọc Lũ:
Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn. Vành 1, 5, 11 và 16: Những hàng chấm nhỏ. Vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14: Những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến.Vành 3: Những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp. Vành 12 và 16: Văn răng cưa. Vành 6, 8 và 10: Hình người và động vật đi quanh ngôi sao theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.Trong đó là các nhóm: Người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.
Tang trống chính là chiếc hộp cộng hưởng khuếch đại âm thanh. Phần trên có 6 vành hoa văn hình học. Vành 1 và 6: Những đường chấm nhỏ thẳng hàng. Vành 2 và 5: Văn răng cưa. Vành 3 và 4: Hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Phần dưới là 6 chiếc thuyền chuyển động từ trái sang phải, chở chiến binh tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn được thể hiện theo lối cách điệu. Gắn giữa tang và thân trống là hai đôi quai kép đúc nổi hoa văn bông lúa, đối xứng nhau.
Thân trống hình trụ đứng, là bộ phận nắn âm thanh. Phần giữa của thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa.
Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn
Giải mã họa tiết ngôi sao trung tâm trên hình ảnh mặt trống đồng:
Hình ngôi sao trung tâm (8 đến 14 cánh) chính là biểu tượng đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn: đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn. Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên
Ngoài ra hình ảnh ngôi sao chính là bức thiên đồ cho phép xác định được các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm , kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẳn, biểu hiện cư dân thời bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm.
Tìm hiểu về làng nghề truyền thống đúc trống đồng Đông Sơn nổi danh bậc nhất:
Nói đến làng nghề đúc trống đồng nổi tiếng không thể không nhắc đến làng nghề đúc trống tại cái nôi của trống Đồng Đông Sơn Thanh Hóa, đó chính là làng nghề đúc đồng Đông Sơn xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (làng chè Trà Đông). Đây cũng là nơi đã đúc 100 chiếc trống đồng cho lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và những chiếc trống kích cỡ lớn bằng phương pháp truyền thống. Làng nghề tại đây đã nhà nước công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể".
Tại đây đã đúc nên chiếc trống đồng phiên bản Ngọc Lũ được coi là lớn nhất thế giới hiện nay, với chiều cao 2 mét, đường kính 2,7 mét, nặng khoảng 8 tấn.
Hiện nay để quảng bá sản phẩm trống đồng đến nhiều người đam mê văn hóa cổ, trống đồng đông sơn sản xuất tại làng nghề Thiệu Trung Thiệu Hóa Thanh Hóa đã được thương mại tại một số của hàng uy tín (vd: Đồ Đồng Đông Sơn …)
Các sản phẩm trống đồng Đông Sơn và trống Đồng Ngọc Lũ hiện nay:
Hiện nay trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn là hai loại trống tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn với hình thái đẹp và tinh tế, hoa văn họa tiết nguyên bản cổ được nhiều khách hàng thông thái lựa chọn:
Trống đồng Ngọc Lũ đồng đỏ đúc họa tiết chìm dùng trưng bày hoặc quà tặng với nhiều kích thước (đường kính 42, 50, 60, 70, 80, 100cm …)
Trống đồng Đông Sơn phiên bản quà tặng với kích thước nhỏ đường kính từ 30 cm trở xuống
Trống đồng Đông Sơn mạ vàng đẳng cấp
Trống đồng Đông Sơn chạm nổi quà tặng ý nghĩa đường kính 10cm, 12cm, 15cm … 40cm
Mặt trống đồng treo tường:
Thông tin liên hệ:
Đồng Đông Sơn - Lưu Phong Tục Đất Việt
Hotline: 0815.001.440
Fanpage: https://www.facebook.com/thoikydodong
Website: https://dongdongson.vn/
Showroom 1: Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh
Showroom 2: TT.Lâm - Ý Yên - Nam Định
Showroom 3: 36 Cao Sơn, phường An Hưng, TP.Thanh Hóa